Share:

Cách người Nhật tạo không gian sống “chữa lành” ngay giữa lòng thành phố

Trong nhịp sống ồn ào và ngột ngạt của đô thị, ngày càng nhiều người tìm đến những không gian sống có khả năng “chữa lành” tinh thần. Trong khi xu hướng trang trí nội thất thay đổi nhanh chóng, thì phong cách sống và thiết kế không gian của người Nhật vẫn luôn giữ được bản sắc và được ưa chuộng rộng rãi nhờ sự tinh giản, tính kế nối với thiên nhiên và tâm lý chủ động.

Triết lý sống tối giản: Khởi nguồn của không gian chữa lành

Người Nhật tin rằng sự tinh giản giúp tâm trí trở nên thảnh thản và rõ ràng hơn. Trong thiết kế nội thất Nhật Bản, điều đó được thể hiện qua các không gian mở, sự tiết chế vật dụng không cần thiết, và sự tôn trọng những khái niệm như “ma” (ô trống), wabi-sabi (vẻ đẹp từ sự khuyết điểm) và kanso (giản lược).

Lối sống này càng trở nên đồng điệu khi áp dụng trong những không gian nhỏ hẹp, nơi mỗi chi tiết đều có chủ đích và được lựa chọn kỹ càng.

Kiến trúc Nhật Bản: Kết nối con người với thiên nhiên

Một điểm đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản là khả năng kết nối giữa không gian trong nhà và ngoài trời một cách mềm mại. Cửa lùa shoji bằng giấy washi, hiên nhà trên sên gỗ, hay vườn khô (kare-sansui) giúp con người trở nên gần gũi và yên tĩnh hơn.

Ngay cả khi ở giữa thành phố, người Nhật vẫn có thể tái hiện điều đó qua cách sắp đặt cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên, thiết kế hiên nhà nhỏ và đặt cây xanh trong nhà như cây bonsai hoặc chậu cỏ.

Nội thất Nhật Bản: Thô mộc và đầy tinh tế

Nội thất Nhật không hào nhoáng mà hướng đến sự tự nhiên, bền vững và có ý nghĩa. Các chất liệu như gỗ, tre, đá, và giấy được ưa chuộng nhờ vẻ đẹp gần gũi, có độ thở và đồng thời mang tính trị liệu.

Ngoài ra, việc sử dụng màu sắc trung tính như be, nâu nhạt, trắng đục,… và thiết kế tự nhiên theo đường thẳng, ít trang trí, giúc không gian trở nên thư giãn và tập trung vào sự nghỉ ngơi.

“Khoảng trống” để thở: Nghệ thuật tổ chức không gian nhỏ

Người Nhật rất coi trọng “khoảng trống” – đó không phải là sự lãng phí diện tích, mà chính là khoảng thời gian để tạo ra nhịng khoảnh khắc nghỉ ngơi, hồi phục và suy ngẫu. Trong nội thất, điều này thể hiện qua cách sắp xếp kệ mở, tối đa hóa công năng vật dụng và tối giản hóa trang trí.

Ngay cả trong căn hộ 40-60m², người Nhật vẫn biết cách tổ chức không gian sống sao cho “gọn mà sang”, với những chi tiết đa chức năng như tủ kệ thông minh, bàn ghế gấp gọn, cửa lùa tiết kiệm diện tích.

Từ không gian Nhật đến nhà Việt: Xu hướng và ứng dụng

Hiện nay, rất nhiều gia đình Việt Nam đã và đang hướng đến thiết kế nội thất theo phong cách Nhật. Đặc biệt ở những khu đô thị lớn, xu hướng này mang đến sự đổi mới tích cực cho lối sống và tinh thần của người Việt.

Khi áp dụng nội thất Nhật Bản vào không gian Việt, cần chú ý tới yếu tố địa lý, thói quen sinh hoạt và mức độ bền vững của chất liệu. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp, hoàn toàn có thể tạo ra những không gian vừa đậm chất Nhật, vừa phù hợp với lối sống hiện đại.

Không gian sống “chữa lành” không còn là một ước ao xa xỉ với những ai sống giữa đô thị. Chỉ cần thay đổi từ những chi tiết nhỏ: chọn loại ánh sáng phù hợp, thêm màu xanh tự nhiên, sắp xếp lại nội thất gọn gàng và biết trân trọng sự giản đơn — bạn hoàn toàn có thể đạt được cảm giác bình an ngay tại chính ngôi nhà của mình.

Share:

NAKA JP

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin. Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn trong thời gian sớm nhất